Tết Thanh Minh, hay còn gọi là Tục Tảo Mộ, là dịp dọn dẹp, bảo quản các ngôi mộ của người đã khuất, đồng thời tỏ lòng thành kính bằng việc cúng lễ và thắp hương để tưởng nhớ tổ tiên và duy trì truyền thống của dòng họ.
Đối với người Việt, Tết Thanh Minh là dịp con cháu hướng về nguồn cội, tổ tiên.
Thường được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, con cháu sẽ cố gắng về với gia đình để tảo mộ.
Cho tới ngày nay, lễ tảo mộ thường là đầu xuân (sau Tết). Công việc chính là sửa sang lại ngôi mộ của tổ tiên.
Người ta mang cuốc, xẻng để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn. Làm sạch những bụi cỏ xung quanh. Sau đó là thắp những nén hương, đốt vàng mã và thành tâm khấn cho người đã khuất.
Tảo mộ còn có ý nghĩa thể hiện lòng hiếu kính, sự biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên.
Việc làm này cũng góp phần tạo nên sự đoàn kết, sum vầy trong gia đình, dòng tộc, nhắc nhở con cháu về đạo lý chim có tổ, người có tông.
Khi đi tảo mộ những ngày này, không quan trọng những lễ vật với mâm cao cỗ đầy mà chủ yếu là tấm lòng thành của con cháu với ông bà, tổ tiên.
Hơn nữa, những người đi tảo mộ cần lưu ý: Không giẫm đạp lên mộ nhà và các mộ xung quanh, làm xáo trộn phần mộ, không được nói tục, chửi bậy, chụp ảnh, nên sửa sang, dọn dẹp 4 mặt phần mộ, tránh việc chỉ dọn dẹp mặt trước.
Mọi việc làm sửa sang, dọn dẹp, thắp hương cho các nấm mồ đều phải xuất phát từ cái tâm, lòng thành kính của người sống với những người đã khuất.
Đây cũng là cơ hội để những người còn sống thể hiện tấm lòng với người đã khuất.
Bài viết Tết Thanh Minh là gì được biên soạn bởi metropolethuthiemvn.com.